Saturday, May 17, 2014

Lúc này Nhà cầm quyền Trung Quốc cần cắp sách theo trẻ mẫu giáo Việt Nam để học những bài vỡ lòng hơn là gây hấn!


Bài học vỡ lòng số 1

Con Cáo và tổ Ong



 Lời giới thiệu: Trong khi Bắc Kinh luôn luôn đe doạ "Dạy cho Việt Nam một bài học" hết lần này đến lần khác thì Bắc Kinh cần nhớ rằng, chính những nhà cầm quyền Trung Quốc cần phải cắp sách theo các trẻ mẫu giáo  Việt Nam để học những bài học vỡ lòng thay vì gây hấn. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp quả là không sai: “bọn đế quốc đều là những học trò dốt, chúng chẳng bao giờ chịu học thuộc bài học lịch sử”.  Thật là hài hước phải không? Hãy giải trí bằng câu chuyện vui xem cô giáo bản Việt Nam dạy bình dân học vụ xoá mù cho nhà cầm quyền Trung Quốc đang học ké học sinh mẫu giáo miền núi của ta như thế nào, để cùng cười và khoẻ để yêu nước, vì một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ mà.

Một lớp học mẫu giáo trong một bản làng nọ có các trẻ em miền núi Việt Nam (Trò Ta) và những nhà cầm quyền Trung quốc (Trò Tàu) xin đăng ký học ké xoá mù. Cô giáo áp dụng phương pháp day học hiện đại để học trò chủ động trao đổi.


Cô giáo: Các con cho cô biết đã bị ong đốt bao giờ chưa?

Trò Ta: Dạ chưa ạ. Mặc dù ở trong rừng núi và biết ong rừng đốt rất đau, nhưng không bao giờ chọc ghẹo chúng thì sẽ không sao. Chung sống hoà bình ạ.

Trò Tàu: Thưa cô một vài lần và sưng hết mặt mũi, đau thấu xương ạ!

Cô giáo: Thế các con đã bị kiến lửa đốt chưa?

Trò Ta: Thưa cô, con đã thấy và quan sát kiến lửa rồi, chúng hiền lành chăm chỉ và chả bao giờ tự ý tấn công ai hết.

Trò Tàu: Đau lắm cô giáo ơi, nhất là khi chúng nó "đánh hội đồng", cũng chẳng khác gì loài ong.

Cô giáo: Đúng thế, với một ít nọc độc đốt đau là một thứ vũ khí để tự vệ của loài kiến và ong, khác với loài kiến, những con ong khi tấn công kẻ thù sẽ lăn ra chết, nghĩa là chúng là những cảm tử quân và sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ và dòng giống của chúng. Thật là lý thú đúng không? Thế còn Nhím thì sao, nhím tự vệ bằng cách nào?

Cả lớp: Dạ thưa, không biết ạ.

Cô giáo: Không sao, cô sẽ cho các con biết ngay. Loài nhím cũng là một loài mặc dù nhỏ nhưng rất khó bắt nạt và gai góc. Vì sao vậy? Nhờ vào bộ lông của nó, những cái lông tựa như là những mũi tên sắt rất nguy hiểm. Bình thường, nhím tỏ ra rất hiền lành, lầm lũi, ít nói. Nhưng nếu bất cứ loại thú nào, bất kế lớn hay bé, tấn công hay chọc giận, chúng tức giận xù lông lên và các chiếc lông bắn ra rất nhanh và mạnh  cắm sâu vào da thịt của đối phương chẳng khác ghì chiếc cung bắn được bách phát. Sự sát thương của nó rất ghê gớm. Chính vì thế muôn thú rất ngại chọc giận nhím. Nói chung, muôn loài trong rừng dù nhỏ chí lớn đều có ý muốn chung sống hoà bình. Tuy nhiên, có một số con thú như hổ, báo, sư tử, chó sói, cáo, ... là những loài rất nguy hiểm tấn công bắt nạt những thú bé hơn. Để chống lại những thú giữ, những thú bé một cách tự nhiên đều có những vũ khí rất nguy hiểm để tự vệ, những con vật nhỏ bé cũng rất khôn ngoan để có thể tìm cách chống lại hoặc né tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù. Chúng cũng như con người, biết liên minh lại với nhau. Mỗi khi chúng đã liên minh lại, thì sức mạnh và sự nguy hiểm cũng tăng lên rất nhiều. Như các nước trên thế giới cũng như thế, do kiến tạo tự nhiên của trái đất, những nước nhỏ luôn là láng giềng của các nước lớn và loài người đều có ước nguyện sống chung hoà bình. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy cũng có nhiều nước, do tư tưởng cực đoan của những nhà cầm quyền, tự cho mình cái quyền để đi xâm chiếm những nước khác. Trong họ đều có tư tưởng chủ nghĩa đế quốc rất cực đoan. Nhưng những sự xâm chiếm đó, dù sớm hay muồn, đều bị thất bại. Và lịch sử cho thấy rằng những đất nước bị xâm chiếm không thể làm được gì khác là tự vệ. Các em biết không, mọi cuộc chiến tranh tự vệ đều là chính nghĩa. Mà chính nghĩa thì đều chiến thắng, đó là một quy luật tất nhiên. Chúng ta hãy tìm hiểu những bài học để nghiệm lại những điều này nhé. Hôm nay, chúng ta sẽ có một bài học về cách loài ong tự vệ như thế nào nhé?

Cả lớp: Vâng ạ!

Cô giáo: Nội dung bài học này là giúp các con xem đoạn clip sau để hiểu được ý nghĩa, nếu  các bạn Tàu không hiểu  thì cứ mạnh giạn hỏi các bạn Việt nhé.



Trò Ta: Hoan hô ong nhỏ bé mà biết đoàn kết, mưu trí, và dũng cảm. Đáng đời cáo già gian ác!

Trò Tàu: Hừm! Hãy đợi đấy!

Cô giáo: Thôi được rồi các con, bài học hôm nay dừng lại ở đây. Chúng ta hãy về nhà tìm hiệu qua ông bà, bố mẹ, anh chị hoặc tài liệu để tìm hiểu thêm về các vũ khí và cách tự vệ của các loài động vật khác nhé và nhớ ôn lại bài học và làm các bài tập về nhà sau.


Bài tập về nhà:

1) Xem youtube để ôn và học thuộc bài ở lớp.
2) Học thuộc đoạn trích của bài thơ: Con Cáo và Tổ Ong của Nguyễn Ái Quốc.
    bạn nào hiếu học, có thể tìm hiểu ở đây

    Tổ ong lủng lẳng trên cành
    Trong đầy mật nhộng ngon lành lắm thay.
    Cáo già nhè nhẹ lên cây
    Định rằng lấy được, ăn ngay cho giòn.
    Ong thấy Cáo muốn cướp con,
    Kéo nhau xúm lại vây tròn Cáo ta.
    Châm đầu, châm mắt Cáo già
    Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
    Ong kia yêu giống yêu nòi
    Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi.


3) Bài tập tự luận:  Từ bài học vỡ lòng này "cháu" đoán xem kệt cục gì sẽ đến cho việc gây hấn của Trung Quốc?

Hình phạt nếu không học thuộc bài: Chép 100 lần đoạn thơ trên và nộp gấp 10 lần tiền học phí để học lại!

(Xin chia sẻ với những người khác để chúng ta cùng đọc và hãy đón xem những phần tiếp theo)

No comments:

Post a Comment