Tuesday, May 20, 2014

Nước cờ nào cho Việt Nam lúc này?


Trung Quốc đang chơi những nước cờ hiểm trong bàn cờ thế của mình. Trung Quốc là cái nôi của cờ tướng và cờ vây và họ đang bày ra một thế cờ mà bất kỳ Trung Quốc chọn chơi đầu hay chơi sau đều lợi thế cho họ.

 Nhưng nếu ai chơi cờ thế cũng biết mặc dù có muôn vàn thế cờ nhưng thế nào cùng có bài giải, người bày thế rất sợ người chơi bắt đươc bài như thế coi như mình nắm chắc phần thua. 

Hơn nữa, cờ tướng và cờ vây là đấu trí giữa hai cái đầu, nhưng nếu chơi cờ chộp hay chơi cờ tập thể thì không còn tính chất vỗn có của nó mà có thể gây nên loạn và có những ứng biến khó lường.

 Nói tóm lại kiểu chơi cờ tướng hay cờ vây hội đồng thì chưa biết mèo nào cắn cổ miu nào!


Nói thế là để bắt đầu cho những thế cờ của Trung Quốc cho Tham vọng "giấc mơ Trung Quốc" đã được chuẩn bị sẵn thành bài và chờ thời cơ để bày ra mà thôi. Thực ra, chính sách đường lưỡi bò là một ván cờ thế đã bày sẵn từ khi Trung Quốc chính thức công bố bản đồ có đường lưỡi bò và việc đặt giàn khoan là một nước chiếu hiểm, khó chịu và đẩy Việt Nam vào thế bất lợi. 

Câu hỏi là Việt Nam có bị bất ngờ và có bắt bài được Trung Quốc không thì quả không dễ trả lời? 

Đó là bí mật an ninh quốc gia và những kế sách quốc phòng chúng ta không hiểu được. Nhưng có điều là với những gì đang diễn ra thì chúng ta không hề nao núng, rất tỉnh táo và đang đi những nước giải thế khôn ngoan, chắc chắn và hợp lý để đưa thế trận ở thế giằng co. 

Bất lợi của Việt Nam ngay bây giờ đó là không được quyền chọn quân để đi trước. Trung Quốc tự bày cờ thế và tự cho mình quyền được chọn quân đi trước để lợi càng thêm lợi. Như thế là không "fair play", tất nhiên. 

Nhưng nói thế không phải là Việt Nam hoàn toàn bất lợi và Trung Quốc đang nắm thế thượng phong để dẫn đến tất thắng cuối cùng. Điểm quan trọng ở đây bây giờ không phải là một đối một giữa hai cái đầu mà là chơi hội đồng, và ít nhiều cả hai bên đang bị ảnh hưởng của thế cờ loạn bởi hiệu ứng số đông gây ra, và sẽ không còn lường trước được nữa. 

Duy trì thế giằng co càng lâu thì loạn càng nhiều và dần dần không còn hiệu ứng nhớ về thế bày ra của bài cờ thế ban đầu. Đến lúc đó, Trung Quốc sẽ không còn chủ động theo bài và cũng như Việt Nam sẽ phải đối phó với ứng biến của mỗi bên, khi đó thế cân bằng phần nào được thiết lập. 

Dù rằng dân số trung quốc áp đạo hơn ta rất nhiều, nhưng luật số đông và tính thống kê cho thấy rằng tính tập thể sẽ không khác nhau nhiều. Nghĩa là người dân mách nước cho chính quyền họ được bao nhiêu kế sách thì người Việt cũng đưa ra được bấy nhiều vì số kế sách là có hạn sẽ bị bão hoà vì trùng lặp ý tưởng do đều là con người mà thôi. Đó là nói khi loại ra một số ít các kế sách siêu Việt của những thần đồng.

Nói tóm lại, những ông bày cờ thế ở Bờ Hồ rất thích một đối một, và rất ghét người ngoài góp ý, sẽ bất lợi cho mình nếu đối phương bắt bài và thế cờ bị loạn khỏi sự kiểm soát của mình. Trung Quốc lúc nay cũng vậy, họ đang sợ bị mất "quyền" kiểm soát của mình.

Nói như vậy phải chăng chiến lược chơi cờ hội đồng là giải pháp tình thế để giải nguy cho thế bất lợi của Việt Nam bây giờ? Câu trả lời cho câu hỏi này lại càng không đơn giản. Chúng ta phải rất thận trọng cho vấn đề này nếu không nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi.

Việc biểu tình quá khích và đập phá các nhà máy nước ngoài thời gian qua được xem là một ví dụ điển hình về tính hai mặt của "chơi cờ hội đồng". 

Việt Nam đã bị bất lợi vì những nước cờ không đúng của chính "hội đồng" của mình. Trung Quốc đã tận dụng điểm yếu này để chiếm thế áp đạo. Truyền thông họ đã vu cáo, bóp méo nhằm bôi nhỏ môi trường làm ăn Việt Nam, là một nước đi ứng biến cơ hội và đầy ranh mãnh của Trung Quốc trên thế cờ loạn, nhằm đánh vào kinh tế Việt Nam.

Nói thêm rằng, trong "chơi cờ hội đồng" thì cả hai đối phương đều biết được những đóng óp từ bên ngoài những thứ mà tạo thế bất lợi hay thuận lợi cho họ vào từng thời điểm. Nhưng điều đáng nói bây giờ đó là hai việc

Một là, những người ủng hộ người chơi Việt Nam cần tỉnh táo và chắc chắn khi hành động và tham gia góp ý. Có trách nhiệm suy nghĩ về những lợi hại của sự đóng góp của mình. Nếu thực sự không chắc chắn, hay không để đối phương tận dụng thì nên "rỉ tai" người chơi là tốt nhất. 

Hơn nữa, những đóng góp, hành động, suy nghĩ đều có định hướng và có cơ sở chắc chắn chứ không được cảm tính. Nếu cảm thấy có sự cảm tính thì cần trao đổi để được chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu biết phản biện trước khi đóng góp vào "chơi hội đồng". Nói cách khác, chúng ta có quyền quyết định chỉ lắng nghe, quan sát và miễn góp ý thay vì đóng góp những ý kiến tồi. Hay là bình tĩnh, thận trọng, phân tích và cân nhắc những đóng góp nhằm đem lại lợi thế cho Việt Nam vào lúc này.

Tóm lại, các thế chơi cơ loạn là thiên biến vạn hoá và phức tạp, người chơi và người góp ý phải luôn luôn đủ tính táo biến những bất lợi của đối phương thành lợi thế của mình hơn là ngược lại. Nếu không hậu quả khó lường. 

Tôi sẽ không sa đà vào việc trả lời câu hỏi  nước cờ nào cho Việt Nam bây giờ? Điều đó giành cho những chuyên gia và chiến lược gia. Tôi không là họ mà là một người "chém gió" không hơn không kém. 

Tôi chỉ thông qua bài này, khơi mào và kêu gọi những phân tích khoa học của các chuyên gia kinh tế và chờ đón những định hướng hành động của nhà nước về những đóng góp nên hay không nên, đặc biệt là những hành động và việc làm có "con dao hai lưỡi". Bài viết này cũng là một gợi ý giúp các đại biểu quốc hội chú ý quan tâm hơn về vấn đề này. 

Vấn đề nên hay chăng tẩy chay hàng Trung Quốc vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ và đang được dư luận quan tâm. Đã dẫy lên phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc, cho dù đó là hành động cảm tính hay lý tính đều xuất phát từ lòng yêu nước. Nhưng, hệ quả của nó ra sao thì chúng ta cần có một sự định hướng rõ ràng của nhà nước để có cơ sở để hành động lý tính hơn. Trong khi chờ đợi điều đó, tại sao chúng ta lại không suy nghĩ một cách lý tính cho việc này để tránh khỏi những hệ luỵ xấu như những cuộc biểu tình bảo động của công nhân? 

Cuối cùng, chúng ta có thể chia sẻ nội dùng bài viết này và quan điểm lý tính của bạn cho cộng đồng để họ cùng hưởng ứng.









No comments:

Post a Comment